Hotline: 0984.795.198       Email: toanthaoduoc@gmail.com     


Điều trị viêm đường tiết niệu

Điều trị viêm đường tiết niệu
Điều trị viêm đường tiết niệu

Kinh nghiệm dân gian về nhiễm trùng đường tiết niệu

Viêm đường tiết niệu là một bệnh rất thường gặp không chỉ ở phụ nữ mà cả nam giới cũng mắc phải bệnh này. bệnh viêm đường tiết niệu không điều trị sớm sẽ gây hậu quả nghiêm trọng như nhiễm trùng thận hay nhiễm trùng máu.

Công Ty Dược Trường Xuân gửi tới các bạn kinh nghiệm dan gian để điều trị bệnh viêm đường tiết niệu

Thứ nhất:  Ở dạng trà

- Trà Kim ngân hoa, mã đề, rễ cỏ tranh, mỗi loại 8-  10g, đun trong 1 lít nước, chia 3 - 4 lần uống trong ngày; chữa viêm bàng quang, viêm đường tiết niệu, sỏi thận.

- Trà Hạ khô thảo 8 - 10g, thêm khoảng 1g Cam thảo, đun sôi trong 600 ml nước còn khoảng 300 ml nước rồi chia nhiều lần uống trong ngày; tác dụng thông tiểu tiện, sát trùng đường tiểu.

- Trà Cỏ tranh, rau đắng, thài lài tía, rau má, râu bắp, mỗi loại 8 - 10g, nấu trong 1 lít nước sôi nhẹ trong 5 phút rồi uống trong ngày, uống liền trong 1 tuần.

- Trà Rau má, râu bắp, rễ tranh (mỗi loại 5 - 10g), thêm một nhúm hạt Mãn đình hồng (Thục quỳ tử), nấu uống ngày 1 - 2 lần, uống trong 5 ngày sẽ hết tiểu đỏ.

- Trà Rau má, diếp cá (8 - 12g), giúp giảm tiểu buốt, tiểu gắt. Có thể thêm cỏ tranh càng tốt.

- Lấy vỏ cây đại (sao vàng) 10g, rễ cỏ tranh, rau má 10g,
mã đề 5g, sắc uống chữa bí tiểu. Ngày 3 lần trước bữa ăn. Cần uống trong 3 ngày.

- Bài
Râu ngô, rau má, mã đề, ý dĩ, sài đất 8 - 10g. Nấu sôi trong 1 lít nước, chia ra uống trong ngày, uống liền 1 tuần.

- Bài Rau má 10g, bồ công anh 20g, mã đề 16g, thài lài tía, chi tử, râu ngô, mộc thông, cam thảo dây, mỗi vị 12g. Sắc uống ngày 1 thang; chữa viêm đường tiểu, tiểu tiện không thông.

- Bài Rau dừa nước khô 200g, nấu canh ăn liên tục 7 - 10 ngày. Đây là bài thuốc có tác dụng thanh nhiệt, lương huyết, giải độc, tiêu thũng, kháng viêm, dùng cho các trường hợp viêm bàng quang, viêm đường tiết niệu (tiểu buốt, tiểu dắt, tiểu ra máu và tiểu đục).

Dạng thứ hai : Ở dạng thức ăn - thuốc (để tăng cường sức đề kháng và cũng có tác dụng bổ thận).

- Ngân nhĩ hầm đỗ trọng, ngân nhĩ, đỗ trọng khoảng 10g, đường phèn 30g. Đỗ trọng cắt nhỏ, sao lên, khi tơ đứt hết là được. Ngân nhĩ ngâm nước cho mềm rồi rửa sạch. Cho hai thứ vào nồi cùng 2 lít nước, đun to lửa cho sôi rồi đun nhỏ lửa trong 2 giờ, cho đường vào là được. Ăn ngân nhĩ, uống nước ngày 2 lần.

- Nấu nước rễ tranh, củ năng tươi, mỗi loại 50 - 100g. Củ năng gọt bỏ vỏ, thái lát cho cùng rễ tranh vào nồi, cho 2 lít nước, đun to lửa cho sôi rồi đun nhỏ lửa 30 phút nữa là được, lọc lấy nước, bỏ bã, cho ít đường trắng vào đánh tan, uống thay chè.

- Nấu nước hoa cúc, kim ngân hoa, mỗi loại 10g, nước 1 lít. Cho tất cả vào nồi, đổ nước đun lên cho sôi rồi thêm đường phèn vào đun tiếp 15 phút, lọc lấy nước uống thay chè.

- Nước sắc vỏ bí đao, rễ tranh (20g), đường trắng 50g, nước 1 lít. Cho tất cả vào nồi, đổ nước đun sôi rồi hạ nhỏ lửa đun 20 - 30 phút nữa là được, chia uống nhiều lần trong ngày.

- Nước sắc nấm mèo đen (3 - 5 tai) chung với rau cải (150g) và 1 lít nước. Nấm mèo ngâm nở, rau cải rửa sạch, cho tất cả vào nồi đổ nước đun sôi một lúc là được. Vừa ăn vừa uống nước liên tục 7 ngày.

Tóm lại, khi đi tiểu thấy có những triệu chứng trên, người bệnh nên đến các cơ sở khám chữa bệnh và các bác sĩ có thể chẩn đoán chính xác nhiễm trùng đường tiết niệu thông qua kết quả xét nghiệm nước tiểu. Nếu kết quả xét nghiệm phát hiện bị nhiễm trùng, tùy từng loại vi khuẩn gây ra mà bác sĩ sẽ kê đơn thuốc thích hợp. Một đợt điều trị kháng sinh từ 1 tuần đến 10 ngày. Có thể kết hợp thuốc tây và thuốc y học cổ truyền để tăng hiệu quả điều trị.

Tùy theo từng địa phương có loại cây thuốc nào ta có thể dùng loại ấy, theo mùa theo vùng, không nên tìm những loại quá cầu kỳ tốn kém. Cần chẩn đoán đúng nguyên nhân để tránh biến chứng viêm bàng quang, suy thận nguy hiểm đến tính mạng. Bệnh nhân cũng không được tự ý mua kháng sinh uống khi có những triệu chứng nhiễm trùng đường tiết niệu mà dứt khoát phải được bác sĩ kê đơn, nếu không sẽ dẫn đến tình trạng nhờn thuốc.

>>Các bạn có thể tham khảo các loại thảo dược bổ thận tráng dương không gây tác dụng phụ : ở đây

Nguồn Sức khỏe đời sống



Tra Cứu Vị Thuốc Theo Vần

A

B

C

D

Đ

E

G

H

I

K

L

M

N

O

P

Q

R

S

T

U

V

X

Y




XEM THÊM CÁC LOẠI THẢO DƯỢC QUÝ KHÁC

 cà gai leo 

cà gai leo giải rượu bảo vệ gan  giảo cổ lam  phòng và điều trị gan nhiễm mỡ

 dây thìa canh

điều trị tiểu đường chuốt hột điều trị sỏi thận,sỏi mật

 hoa tam thất

điều trị mất ngủ hoa nhài an thần, giảm căng thẳng, thanh nhiệt

 rễ bồ công anh

phòng và điều trị ung thư máu hoa cúc an thần, điều hòa kinh nguyệt

 

cao mật nhân

 

điều trị xương khớp gout cao atiso đà lạt giải độc gan, mát gan

 

 

Các Tin khác
Bài thuốc từ ớt
   Bài thuốc từ ớt (25/01/2021)
Lá tía tô làm thuốc
   Lá tía tô làm thuốc (25/01/2021)