Hotline: 0984.795.198       Email: toanthaoduoc@gmail.com     


Công dụng của Linh chi và tam thất

Công dụng của Linh chi và tam thất
Công dụng của Linh chi và tam thất

Công dụng của linh chi và tam thất

  Linh chi và tam thất

Việc phối hợp dùng nấm linh chitam thất là rất tốt. Nhiều cơ sở sản xuất Đông dược thành phẩm đã nghiên cứu và đưa ra thị trường các sản phẩm phối hợp giữa hai dược liệu này, như viên nang Linh chi - Tam thất, trà Linh chi - Tam thất.

Tam thất

Củ tam thất được xem là một trong hai loại sâm tốt của Việt Nam, đó là sâm K.5 (Panax Vietnamensis) và sâm tam thất (Panax pseudoginseng). Từ xa xưa, tam thất đã được nhân dân tin dùng như là vị thuốc bổ dùng thay nhân sâm nên mới có tên “giống nhân sâm” (Panax pseudoginseng), ngoài ra còn có tên “vàng không đổi” (kim bất hoán).
Rễ củ tam thất có Acid amin, hợp chất có nhân sterol, các nguyên tố sắt (Fe), calci (Ca) và hai chất saponin là Arasaponin A và Arasaponin B.
Một số công trình nghiên cứu về tác động dược lý của tam thất trên chuột và thỏ cho kết quả:
- Tăng khả năng hoạt động của cơ thể.
- Ức chế vi khuẩn và virus, tăng sức đề kháng đối với các yếu tố độc hại cho cơ thể hoặc các thay đổi nhiệt độ môi trường vượt quá giới hạn điều hòa của cơ thể.
- Có tác dụng hướng sinh dục nữ nhưng không có tác dụng trên nam giới.

-Theo y học cổ truyền, tam thất là một vị thuốc có vị ngọt, hơi đắng, tính ấm, không độc, có tác dụng làm tan huyết ứ và cầm máu, làm hết phù nề do ứ trệ và giảm đau. Thường được dùng để chữa các chứng bệnh như xuất huyết, sưng nề tụ máu do té ngã, đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim, bế kinh do huyết ứ, hành kinh đau bụng, sinh xong đau bụng do ứ huyết ngăn trở, sưng nề do viêm nhiễm…

- Giúp lưu thông tuần hoàn máu, giảm cholesterol trong máu, hạ đường huyết. Bảo vệ tim chống các tác nhân gây loạn nhịp. Không có tác dụng gây tăng huyết áp như nhân sâm.

Tuy nhiên, phụ nữ có thai không nên dùng tam thất.

Củ tam thất 5-7 năm mới có nhiều hoạt tính. Người ta thường phối hợp củ tam thất (12g) hầm với gà ác (thịt chứa nhiều lysin) thành món gà ác hầm tam thất làm thức ăn bổ dưỡng cho người suy nhược, dưỡng bệnh, sản phụ sau khi sinh. Vì thế, tam thất thường được dùng chung với các dược liệu bổ khác (mật ong, nhân sâm) thành thuốc bồi bổ cơ thể, tăng cường sức khỏe, chống suy nhược dưới dạng thuốc ngâm rượu, thuốc uống hay thuốc ngậm.

Khi mua tam thất cần chú ý để khỏi mua nhầm rễ thổ tam thất họ cúc (Compositae) trong khi củ sâm tam thất lại thuộc họ ngũ gia bì (Araliaceae).

 Linh chi

Một số nghiên cứu gần đây cho thấy đối với hệ tim mạch, nấm linh chi có tác dụng điều hòa, ổn định huyết áp. Khi dùng cho người huyết áp cao, nấm linh chi không làm tăng mà làm giảm bớt, dùng nhiều thì huyết áp ổn định. Đối với những người suy nhược cơ thể, huyết áp thấp thì nấm linh chi có tác dụng nâng huyết áp lên gần mức dễ chịu nhờ cải thiện, chuyển hóa dinh dưỡng.
Đối với bệnh nhiễm mỡ, xơ mạch, dùng nấm linh chi có tác dụng giảm cholesterol toàn phần, làm tăng nhóm lipoprotein tỉ trọng cao trong máu, làm giảm hệ số sinh bệnh. Nấm linh chi làm giảm nồng độ mỡ trong máu, giảm co thắt mạch, giải tỏa cơn đau thắt tim.
Đối với hệ hô hấp: nấm linh chi đem lại kết quả tốt, nhất là với những ca điều trị viêm phế quản dị ứng, hen phế quản đạt tỉ lệ đến 80% có tác dụng giảm và làm nhẹ bệnh và dần dần khỏi hẳn.

 

Về việc chế biến linh chi:

1. Sắc nước uống: lấy 10 - 16g linh chi, sắc với ba chén (600ml) nước, đun sôi cô đặc còn một chén, làm ba lần như vậy. Sau đó trộn lẫn với nhau uống dần trong ngày. Hoặc ngâm 20g nấm linh chi vào bình thủy chứa 1 lít nước, ngâm sau hai giờ là uống dần trong ngày.

 

2. Uống dạng trà: sấy nấm linh chi, tán thành bột, mỗi lần dùng 4-8g (hai thìa cà phê), cho vào 200ml nước sôi, hãm lại sau 10 phút rồi uống.

 

Cách chế biến tam thất: thường dùng dưới dạng thái mỏng. Nếu dùng chung với thuốc khác thì các vị khác sau khi sắc rồi, bắc xuống, cho tam thất vào, uống. Nếu muốn dùng chung với linh chi thì nấu linh chi trước, sau đó cho tam thất vào, uống.



Tra Cứu Vị Thuốc Theo Vần

A

B

C

D

Đ

E

G

H

I

K

L

M

N

O

P

Q

R

S

T

U

V

X

Y




XEM THÊM CÁC LOẠI THẢO DƯỢC QUÝ KHÁC

 cà gai leo 

cà gai leo giải rượu bảo vệ gan  giảo cổ lam  phòng và điều trị gan nhiễm mỡ

 dây thìa canh

điều trị tiểu đường chuốt hột điều trị sỏi thận,sỏi mật

 hoa tam thất

điều trị mất ngủ hoa nhài an thần, giảm căng thẳng, thanh nhiệt

 rễ bồ công anh

phòng và điều trị ung thư máu hoa cúc an thần, điều hòa kinh nguyệt

 

cao mật nhân

 

điều trị xương khớp gout cao atiso đà lạt giải độc gan, mát gan

 

 

Các Tin khác