Hotline: 0984.795.198       Email: toanthaoduoc@gmail.com     

Trang chủ > >

Chỉ Sác

Chỉ Sác
Chỉ Sác

CHỈ SÁC

Tên Việt Nam: Chỉ sác, chi sac, chisac - vị thuốc,Fructus citri Aurantii,ô lệ, Thương xác, Đổng đình nô lệ (Hòa Hán dược khảo

Vị thuốc Chỉ sác còn gọi Trái gìa của quả Trấp, Đường quất.Chỉ xác, Nô lệ, Thương xác, Đổng đình nô lệ (Hòa Hán dược khảo)..

Tác Dụng Dược Lý:

. Chỉ thực và Chỉ xác đều có tác dụng cường tim, tăng hoists áp do thành phần chủ yếu là Neohesperidin nhưng không làm tăng nhịp tim. Thuốc có tác dụng co mạch, tăng lực cản của tuần hoàn ngoại vi, tăng co bóp của cơ tim, tăng lượng cGMP của cơ tim và huyết tương nơi chuột nhắt. Chỉ thực còn có tác dụng tăng lưu lượng máu của động mạch vành, não và thận, nhưng máu của động mạch đùi lại giảm (Trung Dược Học).

+ Nước sắc Chỉ thực và Chỉ xác đều có tác dụng ức chế cơ trơn ruột cô lập của chuột nhắt, chuột lang và thỏ, nhưng đối với chó đã được gây rò dạ dày và ruột thì thuốc lại có tác dụng hưng phấn làm cho nhịp co bóp của ruột và dạ dày tăng. Đó cũng là cơ sở dược lý của thuốc dùng để trị chứng dạ dày sa xuống, dạ dày gĩan, lòi dom, sa trực trường... Kết quả thực nghiệm cho thấy Chỉ thực và Chỉ xác vừa có tác dụng làm giảm trương lực cơ trơn của ruột và chống co thắt, vừa có thể hưng phấn làm tăng nhu động ruột, do trạng thái chức năng cơ thể, nồng độ thuốc và súc vật thực nghiệm khác nhau mà có tác dụng cả hai mặt ngược nhau, như vậy dùng thuốc để điều chỉnh sự rối loạn chức năng đường tiêu hóa ở trạng thái bệnh lý là tốt (Trung Dược Học).

+ Nước sắc Chỉ thực và Chỉ xác có tác dụng hưng phấn rõ rệt đối với tử cung thỏ có thai hoặc chưa có thai, cô lập hoặc không, nhưng đối với tử cung chuột nhắt cô lập lại có tác dụng ức chế.tác dụng hưng phấn tử cung của thuốc phù hợp với kết quả điều trị chứng tử cung sa có kết quả trên lâm sàng (Trung Dược Học).

Tính vị:

+ Vị đắng, tính hàn (Bản Kinh).

+ Vị chua, hơi hàn, không độc (Biệt Lục).

+ Vị đắng, cay (Dược Tính Bản Thảo).

+ Vị đắng, tính hơi hàn (Trung Dược Học).

+ Vị đắng, tính hơi lạnh. (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).

Quy kinh:

+ Vào kinh Vị, Tỳ (Bản Thảo Kinh Sơ).

+ Vào kinh Tâm Tỳ (Lôi Công Bào Chế Dược tính Giải).

+ Vào kinh Can, Tỳ (Bản Thảo Tái Tân).

+ Vào kinh Tỳ, Vị (Trung Dược Học).

+ Vào  kinh Tỳ, Vị (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).

Tác dụng:

+ Tả đờm, hoạt khiếu, tả khí (Bản Thảo Diễn Nghĩa).

+ Tả Vị thực, khai đạo kiên kết, tiêu đờm tích, khứ đình thủy, thông tiện bí, phá kết hung (Dược Phẩm Hóa Nghĩa).

+ Hành khí trệ, tan đờm, dẫn khí xuống qua đường đại tiện (Trung Dược Học).

+ Phá khí, tiêu tính, đồng thời có tác dụng tả đàm, trừ bỉ tích, hành khí (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).

+ Phá trệ khí, thư trường vị, dùng làm thuốc khử đàm, táo thấp, tiêu thực.

Chủ trị:

Tan những chất lưu kết trong bụng, đàm trệ ở ngực, tiêu đầy trướng, yên dạ dày, phong nhập vào đại trường.

Liều dùng:

 Dùng 4 – 12g.
 
 Kiêng kỵ:

Tỳ, Vị hư hàn mà không có thấp tích. Đàn bà có thai, gầy yếu chớ dùng.



Tra Cứu Vị Thuốc Theo Vần

A

B

C

D

Đ

E

G

H

I

K

L

M

N

O

P

Q

R

S

T

U

V

X

Y




XEM THÊM CÁC LOẠI THẢO DƯỢC QUÝ KHÁC

 cà gai leo 

cà gai leo giải rượu bảo vệ gan  giảo cổ lam  phòng và điều trị gan nhiễm mỡ

 dây thìa canh

điều trị tiểu đường chuốt hột điều trị sỏi thận,sỏi mật

 hoa tam thất

điều trị mất ngủ hoa nhài an thần, giảm căng thẳng, thanh nhiệt

 rễ bồ công anh

phòng và điều trị ung thư máu hoa cúc an thần, điều hòa kinh nguyệt

 

cao mật nhân

 

điều trị xương khớp gout cao atiso đà lạt giải độc gan, mát gan

 

 

Các Tin khác